Báo Đồng Nai điện tử
En

Ươm tơ "xuất ngoại"

07:03, 27/03/2021

Không còn những công đoạn mày mò từng sợi tơ tằm bằng phương pháp thủ công như những năm trước, nghề ươm tơ tằm tại xã vùng sâu Đắc Lua (H.Tân Phú) hiện nay được sản xuất theo dây chuyền tự động.

Không còn những công đoạn mày mò từng sợi tơ tằm bằng phương pháp thủ công như những năm trước, nghề ươm tơ tằm tại xã vùng sâu Đắc Lua (H.Tân Phú) hiện nay được sản xuất theo dây chuyền tự động. Cùng với việc áp dụng khoa học - công nghệ để ươm tơ, người trồng dâu, nuôi tằm còn đầu tư chọn giống và kỹ thuật canh tác cây dâu hiệu quả nên năng suất và sản lượng luôn đạt ở mức cao.

Với hệ thống quay tơ tự động, người công nhân có vai trò phụ trợ trong việc kiểm tra máy móc, nối những sợi tơ bị đứt…
Với hệ thống quay tơ tự động, người công nhân có vai trò phụ trợ trong việc kiểm tra máy móc, nối những sợi tơ bị đứt…

Nông dân tiên phong phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm tại xã Đắc Lua là ông Nguyễn Văn Lành (ngụ ấp 4, xã Đắc Lua), gần 20 năm kể từ khi bắt đầu nghề ươm tơ bằng công đoạn thủ công cho đến giai đoạn dùng cơ khí để hỗ trợ và sử dụng dây chuyền tự động như hiện nay. Hiện xưởng ươm tơ của ông Lành luôn có khoảng 35 công nhân làm việc từ sáng đến tối, mỗi tháng xuất ra thị trường khoảng 2 tấn tơ thành phẩm.

Chất lượng của nguồn nguyên liệu đã quyết định đến chất lượng của từng sợi tơ thành phẩm đều đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu. Khi cánh cửa “xuất ngoại” cho sợi tơ được mở ra đã khuyến khích nông dân tăng diện tích trồng dâu nuôi tằm, có nguồn thu ổn định, làm giàu cuộc sống và góp phần phát triển kinh tế địa phương. Từ một xã vùng sâu, ban đầu chỉ lác đác người trồng dâu nuôi tằm với vài ha, đến nay, trên địa bàn xã Đắc Lua đã phát triển trên 300ha diện tích trồng dâu nuôi tằm. Để duy trì và phát triển nghề ươm tơ, bà con nơi đây đã thành lập Tổ hợp tác Dâu tằm tơ Đắc Lua để cùng chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nhau trong quá trình trồng dâu nuôi tằm.

Một số hình ảnh nghề ươm tơ  “xuất ngoại”  tằm tại xã vùng sâu Đắc Lua

Nông dân Nguyễn Văn Hải (ngụ ấp 2, xã Đắc Lua, H.Tân Phú) đang cắt lá dâu nuôi tằm trên diện tích 2ha đất chuyên trồng dâu
Nông dân Nguyễn Văn Hải (ngụ ấp 2, xã Đắc Lua, H.Tân Phú) đang cắt lá dâu nuôi tằm trên diện tích 2ha đất chuyên trồng dâu
Do lượng nuôi lớn nên đến mùa tằm ăn rỗi, bà con nông dân xã Đắc Lua đã dùng nền đất để nuôi tằm
Do lượng nuôi lớn nên đến mùa tằm ăn rỗi, bà con nông dân xã Đắc Lua đã dùng nền đất để nuôi tằm
Kiểm tra kén tằm sau khi thu hoạch tại xưởng ươm tơ của nhà ông Nguyễn Văn Lành (ngụ ấp 4, xã Đắc Lua), người tiên phong phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm tại xã Đắc Lua
Kiểm tra kén tằm sau khi thu hoạch tại xưởng ươm tơ của nhà ông Nguyễn Văn Lành (ngụ ấp 4, xã Đắc Lua), người tiên phong phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm tại xã Đắc Lua
Rửa kén trước khi đưa kén vào hệ thống tự động quay tơ
Rửa kén trước khi đưa kén vào hệ thống tự động quay tơ
Tơ thành phẩm được phơi nắng để tránh ẩm mốc trước khi đóng gói xuất ra thị trường
Tơ thành phẩm được phơi nắng để tránh ẩm mốc trước khi đóng gói xuất ra thị trường

Ngọc Liên

Tin xem nhiều