Báo Đồng Nai điện tử
En

Quyền của bị can trong việc đọc, ghi chép hồ sơ vụ án hình sự

10:04, 16/04/2018

Hỏi: Con tôi là bị can trong vụ án đánh người, hiện cháu đang bị tạm giam, xin cho biết bị can có được quyền tiếp xúc hồ sơ không?

Hỏi: Con tôi là bị can trong vụ án đánh người, hiện cháu đang bị tạm giam, xin cho biết bị can có được quyền tiếp xúc hồ sơ không?

Trần Văn Thành

(phường Trung Dũng, TP.Biên Hòa)

Trả lời: Theo quy định của pháp luật, bị can được quyền đọc, ghi chép hồ sơ vụ án hình sự, quyền này quy định như sau:

Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (điều tra viên, kiểm sát viên) được phân công thụ lý, giải quyết vụ án khi giao bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc bản cáo trạng cho bị can phải thông báo, giải thích cho họ biết về quyền được đọc, ghi chép bản sao tài liệu liên quan đến việc buộc tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa của họ từ sau khi kết thúc điều tra.

Để thực hiện quyền đọc, ghi chép tài liệu thì bị can phải có văn bản yêu cầu gửi đến cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đang thụ lý, giải quyết vụ án, để nơi đây xem xét giải quyết. Đối với bị can bị áp dụng biện pháp tạm giam, thì người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải cung cấp viết, giấy để họ ghi chép tài liệu. Khi xong việc, người có thẩm quyền phải thu hồi lại viết, bị can được giữ phần giấy tờ do mình đã ghi chép và được mang tài liệu đó vào buồng giam. Đồng thời, cơ sở giam giữ phải cử cán bộ giám sát để đảm bảo an toàn trong quá trình cho bị can đọc, ghi chép tài liệu. Nếu bị can là người chưa đủ 18 tuổi thì phải có người đại diện cùng tham gia việc này.

Luật sư Ngô Văn Định

Tin xem nhiều