Báo Đồng Nai điện tử
En

Lại chuyện "phí" và "giá"

12:05, 31/05/2018

Chú Tám xe ôm cười… méo xẹo:<br>

- Hôm trước thiên hạ mới phản ứng vụ nhập nhằng giữa "thu giá" và "thu phí" của Bộ Giao thông - vận tải, nay đến Bộ GD-ĐT "học" y chang. Mai mốt sinh viên đi học không phải đóng "học phí" mà đóng "giá dịch vụ đào tạo" nha.

Chú Tám xe ôm cười… méo xẹo:

- Hôm trước thiên hạ mới phản ứng vụ nhập nhằng giữa “thu giá” và “thu phí” của Bộ Giao thông - vận tải, nay đến Bộ GD-ĐT “học” y chang. Mai mốt sinh viên đi học không phải đóng “học phí” mà đóng “giá dịch vụ đào tạo” nha.

Anh Tư Bốn lắc đầu:

- Trong vụ chuyển từ “phí” sang “giá” của 2 bộ giao thông - vận tải và GD-ĐT, về từ ngữ giống nhau nhưng bản chất lại khác rất lớn.

Chú Tám tò mò:

- Khác ra sao, bây nói nghe thử?

Anh Tư Bốn giải thích:

- Theo định nghĩa, phí là khoản thu mang tính chất bù đắp cho chi phí thường xuyên hoặc bất thường của các cơ quan cung cấp cho xã hội một số dịch vụ công cộng. Còn giá là số tiền người mua trả cho người bán về sản phẩm hoặc dịch vụ, do đó không chỉ đáp ứng yêu cầu về chi phí bỏ ra mà còn có thể kèm theo lợi nhuận.

Hớp ngụm trà đá, anh Tư Bốn nói tiếp:

- Khi chuyển từ “thu phí” sang “thu giá”, cả 2 bộ đều nhắm tới yếu tố lợi nhuận. Nhưng trong khi Bộ Giao thông - vận tải thu giá đường BOT theo vận hành thị trường, thì Bộ GD-ĐT khi đặt ra vấn đề “giá dịch vụ đào tạo” đừng quên bản chất và mục tiêu của giáo dục là không thương mại hóa trong trường học.

Chú Tám “ngộ” ra:

- Đúng rồi, có gì đó “sai sai” khi Bộ GD-ĐT viện lý do tự chủ đại học để chuyển “học phí” sang “giá dịch vụ đào tạo”. Giáo dục không thể xem như là hàng hóa, nhà trường không thể chỉ như một doanh nghiệp vì mục tiêu lợi nhuận hơn mục tiêu giáo dục. Nếu ngay cả một ngành nằm trong mục tiêu an sinh xã hội như giáo dục mà cũng chạy theo thương mại hóa, thu “giá dịch vụ đào tạo” thì những người nghèo trong xã hội chắc là “thôi rồi lượm ơi”.                                                          

  Ong mật

 

Tin xem nhiều