Báo Đồng Nai điện tử
En

Không thừa

11:04, 02/04/2018

Chú Tám xe ôm băn khoăn nói với anh Tư Bốn: <br>

- 2 bản án đã tuyên ông Đinh La Thăng phải bồi thường 630 tỷ đồng, nhưng nghe nói cơ quan thi hành án dân sự lo lắng sẽ khó thu hồi khoản tiền rất lớn này khi quá trình tố tụng không kê biên, phong tỏa tài sản của ông Thăng.

Chú Tám xe ôm băn khoăn nói với anh Tư Bốn:

- 2 bản án đã tuyên ông Đinh La Thăng phải bồi thường 630 tỷ đồng, nhưng nghe nói cơ quan thi hành án dân sự lo lắng sẽ khó thu hồi khoản tiền rất lớn này khi quá trình tố tụng không kê biên, phong tỏa tài sản của ông Thăng.

Anh Tư Bốn gật đầu:

- Kể cả có kê biên, phong tỏa tài sản đi nữa thì tỷ lệ thu hồi tài sản Nhà nước bị thất thoát, khắc phục thiệt hại cũng sẽ rất thấp nếu như trong thực tế tài sản ông Thăng đứng tên không đáng kể. Chú nên nhớ, luật của nước mình chỉ cho phép kê biên tài sản “chính chủ”, còn nếu như không xác định được tài sản thì khó kê biên.

Chú Tám tỉnh ngộ:

- Ừ hén. Ở nước mình hay có vụ “ông anh, bà chị, thằng cháu” đứng tên giùm, trong khi đó lại chưa có cơ chế kiểm soát thu nhập, tài sản để đảm bảo tính minh bạch. Bởi vậy khi “đụng chuyện”, cơ quan điều tra không chứng minh nguồn gốc tài sản là do phạm tội mà có, làm sao kê biên được?

Anh Tư Bốn nói tiếp:

- Chú thấy đó, từ vụ tham ô ở Vinashin và Vinalines, rồi đại án liên quan đến “siêu lừa” Huỳnh Thị Huyền Như cùng nhiều vụ khác, vụ nào cũng xác định số tiền cần thu hồi lên đến cả ngàn tỷ đồng. Nhưng trong thực tế bên thi hành án thu hồi được chưa tới con số lẻ.

Chú Tám ngẩn ngơ:

- Nghe thiệt xót ruột. Vậy phải làm sao, bây?

Anh Tư Bốn lắc đầu:

- Luật mà chưa theo kịp thực tế cuộc sống thì phải sửa thôi chớ sao. Để giải quyết việc này, con cho rằng cần phải sửa đổi, bổ sung rất nhiều, trong đó có cả vấn đề kê khai tài sản. Ở một số nước còn thành lập cả cơ quan chuyên tìm kiếm tài sản bất minh để xử lý, thu hồi nữa đó chú. Nước mình học tập vụ này chắc hổng thừa đâu.

Ong mật

Tin xem nhiều