Báo Đồng Nai điện tử
En

Thấm nhuần hơn nữa lời dạy Bác Hồ về người tuyên truyền và cách tuyên truyền

10:08, 30/08/2017

Cách đây 10 năm, ngày 25-10-2007, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) đã ra Chỉ thị số 17-CT/TW về "Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền trong tình hình mới"...

Cách đây 10 năm, ngày 25-10-2007, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) đã ra Chỉ thị số 17-CT/TW về “Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền trong tình hình mới”. Năm nay, hệ thống chính trị nước ta, từ trung ương đến cơ sở đều đã và đang tiến hành nghiêm túc việc tổng kết, đánh giá việc thực hiện chỉ thị này của Ban Bí thư.

Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Bảo trao bằng khen của UBND tỉnh cho các báo cáo viên giỏi lý luận chính trị năm 2016-2017. Ảnh: Phương Hằng
Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Bảo trao bằng khen của UBND tỉnh cho các báo cáo viên giỏi lý luận chính trị năm 2016-2017. Ảnh: Phương Hằng

Dịp này, chúng ta nhớ lại, 70 năm về trước trên BáoSự thật, số 79 (từ ngày 29-6 đến ngày 9-7-1947), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho đăng bài viết Người tuyên truyền và cách tuyên truyền với bút danh A.G. Bài báo chỉ trên 500 chữ, chính xác là 537 chữ, nhưng có giá trị thiết thực và 70 năm trôi qua, những dòng chữ ấy xứng đáng là bảo bối của công tác tuyên truyền nói riêng, hoạt động tưtưởng caĐảng nóichung.

* TUYÊN TRUYỀN LÀ GÌ?

Mở đầu bài báo, Bác Hồ nêu định nghĩa về công tác tuyên truyền: “Tuyên truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm”.

Định nghĩa ngắn gọn nhưng hàm chứa đầy nội dung công tác tuyên truyền: hoạt động hướng đến đối tượng tác động (dân/mọi người) để hiểu biết; ghi nhớ; tin tưởng thực hiện. Đây là nhng điu tưởng chng đơn gin, song không phi bao gi, k c hin nay, công tác tuyên truyn cũng đạt được.

Mỗi năm trong hệ thống chính trị các cấp luôn thống kê với những con số rất đẹp: trên 95% cán bộ, đảng viên được triển khai, quán triệt nghị quyết; 70 - 80% quần chúng được tuyên truyền, phổ biến, v.v... Đấy là con số có thật, là công sức của tất cả các binh chủng tuyên truyền, nhất là ngành tuyên giáo.

Tuy nhiên, sau những con số đẹp ấy là gì? Có bao nhiêu người nhớ, theolàm? Rất ít khi chúng ta khảo sát, đánh giá. Trong định nghĩa của Bác Hồ về công tác tuyên truyền còn có câu thứ hai: “Nếu không đạt được mục đích đó, là tuyên truyền thất bại”.Đấy là phương châm công tác tuyên truyn, có giá trị không chỉ toàn hệ thống mà còn đối với mỗi một cán bộ làm công tác tư tưởng.

* TUYÊN TRUYỀN NHƯ THẾ NÀO?

Ngay sau định nghĩa, Bác Hồ nói về cách tuyên truyền. Bác dy cán b mấy điu.

Một là, phải hiểu rõ nội dung tuyên truyền. Người tuyên truyền không hiểu rõ điều mình nói thì người nghe làm sao biết được!

Hai là, phải biết cách nói. Bởi hiểu rồi mà không biết cách nói, người nghe cũng chịu thôi. Bác Hồ khuyên: “Nói thì phải giản đơn, rõ ràng, thiết thực. Phải có đầu, có đuôi, sao cho ai cũng hiểu được, nhớ được”. Muốn vậy người tuyên truyền “Chớ dùng những danh từ lạ, ít người hiểu. Chớ nói ra ngoài đề, chớ lắp đi lắp lại. Chớ nói quá một tiếng đồng hồ, vì nói dài thì người ta chán tai, không thích nghe nữa”.

Ngày nay, chúng ta có nhiều giáo trình huấn luyện cán bộ tuyên truyền, nhất là về kỹ năng, cập nhật được những kiến thức, kỹ xảo, kể cả của nước ngoài, nhưng những lời dạy tưởng chừng đơn giản của Bác vẫn thật căn cốt.

Tháng 10-1947, trong cuốn sách Sửa đổi lối làm việc, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục căn dặn cán bộ phải chống thói ba hoa khi nói và viết. Thói ấy có nhiều vẻ: Dài dòng, rỗng tếch; cầu kỳ; khô khan, lúng túng; lông bông; sáo cũ; nói không ai hiểu;… Người Việt có câu gẩy đờn tai trâu vốn có ý chế người nghe không hiểu. Dẫn lại câu tục ngữ ấy, Bác Hồ nói: “Những người tuyên truyền mà viết và nói khó hiểu, thì chính người đó làtrâu”.

Ba là, phải có lễ độ. Chủ tịch Hồ Chí Minh kể, có hôm đến dự cuộc mít tinh, một cụ già nói khẽ với Bác:

Cụ Hồ là Chủ tịch cả nước, lại có tuổi, thế mà Cụ luôn luôn nói: Thưa các cụ, các ngài, v.v... Đằng này, các cậu thanh niên bằng lứa cháu chúng mình, mà có ý muốn làm thầy chúng mình...

Bác nhắc nhở: “Thường những anh em thanh niên, đến nói trong một cuộc mít tinh, mở miệng là: “Các đồng chí !”. Ba tiếng đó không phải là vô phép, nhưng vì không hợp hoàn cảnh, nên chướng tai”.

Bốn là, người tuyên truyền cần phải chịu khó, chịu khổ, khéo ở, siêng làm.

Ngày 25-10-1951, đến nói chuyện tại Trường Chính trị trung cấp quân đội, Bác Hồ lưu ý:“Cán bộ phải dạy cho đội viên biết kính trọng dân, thương yêu dân, giúp đỡ dân, làm cho đội viên thành một người tuyên truyền bằng công việc thực tế. Tuyên truyền phải miệng nói tay làm, phải tùy hoàn cảnh mà tổ chức giúp đỡ nhân dân thực sự, không phải chỉ dân vận bằng diễn thuyết. Muốn vậy cán bộ phải làm gương mẫu”.

Một điều nữa, Bác dạy cán b v cách tuyên truyn là: “Thái độ phải mềm mỏng: đối với các cụ già phải cung kính, với anh em, phải khiêm tốn, với phụ nữ, phải nghiêm trang, với nhi đồng, phải thân yêu, với cả mọi người, phải thành khẩn”.Bây gi, chúng ta hay nói v phong cách cán b tuyên truyn. Có phong cách nào hay và chun mc hơn phong cách H Chí Minh?

Công tác tuyên truyền của Đảng ta đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp chung, rất vẻ vang của toàn dân tộc. 70 năm đã trôi qua nhưng bài báo về Người tuyên truyền và cách tuyên truyền của Bác Hồ vẫn còn nguyên giá trị lớn lao, xứng đáng là một “bảo bối” của ngành tuyên giáo.

Lời cuối trong bài báo ấy Bác viết: “Mong anh em đi tuyên truyền làm đúng như thế, thì chắc sẽ thành công to”. Nếu có lúc nào công tác tuyên truyền không đạ được mc đích dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm là chúng ta đã thất bại và lúc nào kết qu không như  mong mun là vì chúng ta chưa làm tht đúng như cách tuyên truyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh!

Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương, cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ tuyên truyền nên học lại thực hành những lời dạy của Bác Hồ về người tuyên truyền và cách tuyên truyền, tuy rất ngắn nhưng thật sự là bảo bối của chúng ta!

Bùi Quang Huy

 

Tin xem nhiều