Báo Đồng Nai điện tử
En

Nhớ lần Đại tướng về thăm

06:08, 29/08/2016

Trường Sĩ quan Lục quân 2 (Đại học Nguyễn Huệ) được thành lập ngày 27-8-1961. Trên chặng đường 55 năm xây dựng, chiến đấu và phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, trường vinh dự được đón Đại tướng Võ Nguyên Giáp về thăm...

Nguyễn Minh Đức

Trường Sĩ quan Lục quân 2 (Đại học Nguyễn Huệ) được thành lập ngày 27-8-1961. Trên chặng đường 55 năm xây dựng, chiến đấu và phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, trường vinh dự được đón Đại tướng Võ Nguyên Giáp về thăm. Chuyến thăm của Đại tướng đã để lại những tình cảm sâu đậm trong các thế hệ cán bộ, giảng viên, học viên nhà trường.

Những ngày tháng 5-1995 ấy, trời miền Đông Nam bộ nắng như đổ lửa. Cuối mùa khô, suốt cả mấy tháng chưa có giọt mưa nào nên mặt đất khô cong. Buổi sáng, biết tin Đại tướng về thăm trường, từ Ban Giám hiệu đến các cơ quan, khoa giáo viên, đơn vị đều có sự chuẩn bị chu đáo để đón Đại tướng, lòng ai cũng mừng vui khấp khởi.

__i t__ng V_ Nguy_n Gi_p nghe Trung t__ng L_ Nam Phong, nguy_n Hi_u tr__ng Nh_ tr__ng b_o c_o t_nh h_nh trong l_n th_m tr__ng (1995)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp  nghe Trung tướng Lê Nam Phong, nguyên Hiệu trưởng Nhà trường báo cáo trong lần về thăm trường vào năm 1995

[links()]Đại tá, Tiến sĩ Đỗ Hoàng Ngân, Phó chủ nhiệm Chính trị, lúc ấy là Thượng úy, Trợ lý thanh niên nhà trường được chỉ đạo chuẩn bị một đội thiếu nhi tặng hoa chúc mừng Đại tướng, nhớ lại: “Hôm ấy nắng lắm, lại là những ngày chuẩn bị nghỉ hè của các cháu thiếu niên, nhi đồng, các cháu đang dồn sức cho thi cuối năm cuối cấp. Nhưng hay tin được đi đón Bác Giáp, cháu nào cũng vui và muốn được tham gia. Các cháu được chọn đều là con của cán bộ, giảng viên nhà trường sinh sống tại khu gia đình, là những cháu ngoan, học giỏi. Tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đã tề tựu đông đủ trước sân chào cờ”.

Với những nỗ lực cố gắng lớn của toàn thể cán bộ, giảng viên Nhà trường, tháng 10-1996, Trường sĩ quan lục quân 2 (nay là Đại học Nguyễn Huệ) được Đảng, Nhà nước tuyên dương Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và nhiều phần thưởng cao quý khác.

Hơn 9 giờ sáng, chiếc xe chở Đại tướng dừng nơi tiếp đón. Đại tướng xuống xe đi bộ, vẫn dáng ung dung, thanh thoát, vầng trán cao. Đại tướng chưa lên ngay khán đài mà đi thẳng xuống sân chào cờ. Dừng ngay trước hàng quân, ông nói: “Các đồng chí chờ Đại tướng lâu quá phải không?”. Thay cho câu trả lời, tiếng vỗ tay và tiếng hô vang: “Chúc Đại tướng khỏe!”.

Trong câu chuyện, Đại tướng đặt rất nhiều câu hỏi về vấn đề giáo dục - đào tạo, học tập, rèn luyện của cán bộ, giảng viên, học viên; động viên Trường Sĩ quan Lục quân 2 phấn đấu trở thành một trung tâm lớn giáo dục - đào tạo sĩ quan chỉ huy tham mưu lục quân cấp phân đội của Quân đội ta ở khu vực phía Nam, sánh vai với các trường “đàn anh” khác.

“Trường của các đồng chí là một mái trường rất đặc biệt. Đặc biệt ở chỗ rất anh dũng. Sinh ra giữa lòng chiến trường miền Nam trong lúc đạn bom ác liệt mà trưởng thành, lớn lên, mà giáo dục - đào tạo con người, đào tạo đội ngũ cán bộ sĩ quan - những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa chuyên. Đây cũng là một mái trường rất quan trọng, đào tạo cơ bản, nền móng vững bền đội ngũ sĩ quan chỉ huy tham mưu cấp phân đội hàng đầu của Quân đội ta. Cán bộ, giảng viên phải luôn luôn giữ vững và phát huy bản chất Bộ đội Cụ Hồ, có kiến thức tổng hợp, nhưng trước hết phải có kiến thức khoa học quân sự, nhất là khoa học nghệ thuật quân sự cấp phân đội giỏi, trình độ kỹ chiến thuật giỏi, giỏi chỉ huy, tham mưu, tác chiến, có bản lĩnh chính trị, bản lĩnh chiến đấu kiên cường, phấn đấu để xứng đáng là một nhà trường anh hùng. Muốn làm được vậy, phải giữ cho thật vững và không ngừng được bồi vun, phát huy tốt giá trị văn hóa và phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ!” - Đại tướng nói.

Hình tượng Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên sân khấu
Hình tượng Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên sân khấu

Sau buổi nói chuyện, xe đợi sẵn, nhưng Đại tướng không lên xe mà thả bộ đi thăm nhà truyền thống, thắp hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng, liệt sĩ - những cán bộ, học viên anh dũng hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và giúp bạn trên đất Campuchia; ghi lưu bút sổ vàng truyền thống, rồi đi thăm một vòng các doanh trại, thăm nơi ăn ở, sinh hoạt học tập của giảng viên, cán bộ và học viên rồi mới tới phòng làm việc của Ban Giám hiệu nhà trường.

Trường Sĩ quan Lục quân 2 thực sự đã trở thành một trung tâm lớn đào tạo đội ngũ sĩ quan chỉ huy tham mưu lục quân cấp phân đội bậc đại học, sau đại học của quân đội ta ở khu vực phía Nam. Uy tín, chất lượng giáo dục - đào tạo và vị thế của Trường ngày càng cao trong hệ thống nhà trường quân đội và cả nước.

Đến đâu Đại tướng cũng nở nụ cười hiền hậu, ấm áp. Ai cũng cảm nhận được trong ánh mắt, nụ cười ấy là sự cổ vũ động viên, sự cảm thông về những khó khăn, gian khổ trong cuộc sống, học tập, huấn luyện và rèn luyện cần vượt qua của cán bộ, giảng viên, học viên.

Đại tướng thân tình bắt tay, hỏi thăm về cuộc sống, học tập, công tác từng chiến sĩ, học viên, sĩ quan trẻ. Những người được bắt tay Đại tướng lòng ai cũng rưng rưng. Tác phong của Đại tướng là thế, luôn sâu sát, tỉ mỉ, quan tâm chăm lo đến từng người.

Trung tướng Lê Nam Phong, nguyên Hiệu trưởng Nhà trường nhớ lại: “Với tôi, Đại tướng Võ Nguyên Giáp mãi mãi là Tổng tư lệnh, là người anh Cả của toàn quân mà tôi hằng kính mến. Những năm tháng theo Đảng, Bác Hồ và theo anh Văn đi kháng chiến, trên các cương vị từ chiến sĩ đến cán bộ trung đội, đại đội, tiểu đoàn đến sư đoàn trưởng… từ các trận đánh, chỉ huy chiến đấu các chiến dịch lớn, nhỏ, ở đâu và lúc nào cuộc đời tôi cũng gắn với những dấu ấn không thể mờ phai đối với anh Văn. Dưới sự lãnh đạo, chỉ huy, dẫn dắt của anh, tôi đã trưởng thành và học được nhiều bài học, nhiều kinh nghiệm quý báu cho cuộc đời quân ngũ”.

Hôm ấy, lãnh đạo nhà trường tìm mọi cách “giữ” được Đại tướng và phu nhân Đặng Bích Hà ở lại dùng bữa cơm trưa đạm bạc khi trời đã quá trưa. Cơm nước xong, Đại tướng cùng phu nhân được bố trí nghỉ tại phòng riêng của Hiệu trưởng. Có một sơ suất nhỏ xảy ra, đó là nhân viên đã bật nhầm phím nóng máy điều hòa (hồi đó còn là của hiếm). Phòng nóng dần lên, Đại tướng và phu nhân không thấy mát. Khi bộ phận phục vụ vào mới phát hiện ra, Trung tướng Lê Nam Phong xin lỗi nhưng Đại tướng xua tay và cả ba cùng cười xòa, vui vẻ.

Thiếu tướng Nguyễn Viết Khai, nguyên Chính ủy Nhà trường cho biết: “Hồi ấy, trong bối cảnh chung của đất nước, Trường cũng đang trong giai đoạn rất khó khăn. Cơ sở vật chất thiếu thốn, nhà ở của cán bộ, giảng viên, học viên khá chật chội, nóng nực, điện nước chưa thật đầy đủ. Chứng kiến điều đó, Đại tướng và phu nhân rất thương anh em giảng viên, cán bộ, học viên. Đại tướng căn dặn phải phấn đấu để phát triển, nhưng trước hết là ổn định đời sống cán bộ, giảng viên Nhà trường. Đây là hạt nhân nòng cốt nên phải hết sức chăm lo”.

Thấm nhuần những lời căn dặn của Đại tướng, Nhà trường từng bước tháo gỡ khó khăn, động viên cán bộ, giảng viên đi học nâng cao trình độ, đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, chuẩn bị nguồn lực đủ điều kiện đào tạo bậc đại học quân sự cấp phân đội; hợp lý hóa gia đình, ổn định cuộc sống cho cán bộ, giảng viên, phối hợp với địa phương cấp đất làm nhà ở, xây dựng 2 nhà trẻ, trường cấp 1, cấp 2 và tham gia xây cả trường cấp ba, bệnh xá và xây dựng khu gia đình quân nhân trở thành “làng”, thành điểm sáng văn hóa trên địa bàn đóng quân như ngày hôm nay.

Với những nỗ lực cố gắng lớn của toàn thể cán bộ, giảng viên Nhà trường, tháng 10-1996, Nhà trường được Đảng, Nhà nước tuyên dương Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và nhiều phần thưởng cao quý khác.

Trường Sĩ quan Lục quân 2 thực sự đã trở thành một trung tâm lớn đào tạo đội ngũ sĩ quan chỉ huy tham mưu lục quân cấp phân đội bậc đại học, sau đại học của quân đội ta ở khu vực phía Nam. Uy tín, chất lượng giáo dục - đào tạo và vị thế của Trường ngày càng cao trong hệ thống nhà trường quân đội và cả nước.

Các thế hệ cán bộ, giảng viên, học viên Nhà trường luôn khắc phục khó khăn, xốc tới, tiến lên giành những đỉnh cao trong sự nghiệp giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học như lời căn dặn của Tổng Tư lệnh, người anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam trong lần về thăm.

N.M.Đ

Tin xem nhiều